Menu
091.663.2282 - 0934.666.282 luatminhchautn@gmail.com

Tai nạn lao động có được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật

Câu hỏi khách hàng: Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc khi bị tai nạn lao động có được hưởng bảo hiểm xã hội, mong nhận được sự tư vấn. Tôi làm công nhân xây dựng, trong lúc làm việc tôi bị xe hàng lùi vào người. Tôi đã ký hợp đồng với công ty 2 năm và mới làm được hưn 1 tháng nên công ty chưa kịp hàn thành hồ sơ đóng bảo hiểm cho tôi. Vậy cho tôi hỏi liệu tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Đơn vị tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục: Chi nhánh Thái Nguyên – Công ty Luật Minh Châu (Đoàn Ls tỉnh Thái Nguyên)

  • Địa chỉ: Số 18 đường Việt Bắc, phường Đồng Quang, Tp Thái Nguyên
  • Điện thoại: 091.663.2282
  • Email: luatminhchautn@gmail.com
  • Cv tư vấn trực tiếp: Nguyễn Thị Thắng (Điện thoại: 0358.814.050)

Đối với thắc mắc khi bị tai nạn lao đông có được bảo hiểm xã hội, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Pháp luật quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động.

Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này. (Bộ luật lao động năm 2012)

Quy định này được hướng dẫn tại Nghị định 44/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết.

2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:

a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động;

b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;

c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động;

d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.

3. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động.

Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật.

Quyền của người lao động bị tai nạn lao động được quy định:

Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy trường hợp của bạn chưa kịp đóng bảo hiểm xã hội, thì ngđược người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Đồng thời người sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc thanh toán chi phí điều trị và được bồi thường mức suy giảm khả năng lao động tùy theo mức độ suy giảm đã nêu trên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chế độ của người lao động được hưởng khi bị tai nạn lao động mà người sử dụng lao động chưa kịp đóng bảo hiểm cho người lao động, trường hợp thắc mắc về chế độ của người lao động khi bị tai nạn lao động, bạn có thể tham khảo bài viết:  Bấm vào đây

Hỗ trợ pháp lý của luật sư

Trường hợp quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thêm về vấn đề  chế độ bảo hiểm khi bị tai nạn lao động tại Thái Nguyên, chúng tôi có thể cung cấp thêm các dịch vụ sau:

– Tư vấn pháp luật về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động: ký kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động…

– Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, giấy tờ liên quan. 

– Đại diện cho quý khách hàng trong hoạt động tranh tụng nếu phát sinh vấn đề khởi kiện, đại diện quý khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở Lao động-Thương binh và xã hội….

Lưu ý: Quý khách có thể sử dụng trọn gói dịch vụ với các nội dung công việc nêu trên hoặc yêu cầu cung cấp một phần dịch vụ hoặc điều chỉnh gói dịch vụ theo nhu cầu.

Chúng tôi cam kết đem đến cho Qúy khách sự hỗ trợ tận tình, chu đáo, uy tín với một mức giá dịch vụ hết sức hợp lý trên tiêu chí: “Sự hài lòng của quý khách là động lực làm việc của chúng tôi”.

Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho Quý khách hàng.

Trân trọng !

Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Thắng (Điện thoại: 0358.814.050)