Chồng giành quyền nuôi con trái với bản án của Tòa án tại Thái Nguyên
Câu hỏi khách hàng: Chào luật sư! Trường hợp của tôi liên quan đến quyền nuôi con sau khi có bản án của Tòa án rất mong nhận được sự tư vấn. Tôi và chồng ly hôn năm 2018 đã có bản án của Tòa án, theo đó tôi được quyền nuôi con và chồng tôi cấp dưỡng. Tháng 02/2019, chồng cũ tôi có xin đón con về chơi với ông bà nội khoảng nửa tháng. Tôi đồng ý cho cháu về chơi với bố và ông bà. Tuy nhiên khi hết thời gian trên tôi đến đón con về thì chồng cũ của tôi và ông bà nội của cháu không cho tôi đón. Sau nhiều lần đến đón cháu về mà không được ông bà và bố cháu cho gặp, cản trở việc tôi gặp con mình và đón cháu về nuôi. Vậy tôi muốn hỏi giờ tôi muốn giành lại quyền nuôi con theo đúng bản án của Tòa thì tôi cần phải làm như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Đơn vị tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục: Chi nhánh Thái Nguyên – Công ty Luật Minh Châu (Đoàn Ls tỉnh Thái Nguyên)
- Địa chỉ: Số 18 đường Việt Bắc, phường Đồng Quang, Tp Thái Nguyên
- Điện thoại: 091.663.2282
- Email: luatminhchautn@gmail.com
- Cv tư vấn trực tiếp: Nguyễn Thị Thắng (Điện thoại: 0358.814.050)
Đối với trường hợp đảm bảo quyền nuôi con theo đúng bản án của Tòa án, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Như vậy, khi đã có bản án có hiệu lực pháp luật các cá nhân, tổ chức liên quan đến bản án của bạn. Theo đó, bản án của Tòa bạn được quyền nuôi con, đồng nghĩa với việc bố của cháu hay ông bà nội phải nghiêm chỉnh chấp hành để bạn được quyền nuôi con, không được pháp ngăn cản hay giành quyền nuôi con với bạn (trừ khi có một quyết định mới thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn).
Để đảm bảo được quyền nuôi con theo bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bạn có thể làm đơn lên Chính quyền địa phương nơi chồng cũ và ông bà nội chau đang cư trú để được hỗ trợ. Trường hợp những cá nhân đó có hành vi cản trở có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Trường hợp nếu chính quyền địa phương không can thiệp hoặc can thiệp không đem lại kết quả đảm bảo bạn được quyền nuôi con, bạn có quyền thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2014 như sau:
Điều 9 Luật Thi hành án dân sự quy định:
Điều 9. Tự nguyện và cưỡng chế thi hành án
1. Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án.
2. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này.
Thời hạn tự nguyện thi hành án được quy định:
Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.
Trường hợp của bạn đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án, do vậy khi có đơn yêu cầu thi hành án của bạn, Cơ quan thi hành án tiến hành cưỡng chế theo quy định tại ĐIều 46 Luật Thi hành án dân sự và pháp luật thi hành án dân sự.
Điều 46. Cưỡng chế thi hành án
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Như vậy bạn có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án yêu cầu các cá nhân liên quan thực hiện đúng bản án của Tòa án, trao lại quyền nuôi con cho bạn. Trình tự thực hiện như sau:
- Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
- Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây: Tên, địa chỉ của người yêu cầu; Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; Nội dung yêu cầu thi hành án; Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có; Ngày, tháng, năm làm đơn; Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn;
Trên đây là trình tự, thủ tục cơ bản để đảm bảo quyền nuôi con theo đúng bản án của Tòa án đã có hiệu lực thi hành.
Ngoài ra, trường hợp thắc mắc về cách xác định quyền nuôi con khi ly hôn, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Bấm vào đây
Hỗ trợ pháp lý của luật sư
Trường hợp quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thêm về vấn đề giành lại quyền nuôi con theo đúng bản án, quyết định của Tòa án tại Thái Nguyên, chúng tôi có thể cung cấp thêm các dịch vụ sau:
– Tư vấn pháp luật về các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền nuôi con, thi hành bản án, quyết định của Tòa án…
– Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, giấy tờ liên quan.
– Đại diện cho quý khách làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý: Quý khách có thể sử dụng trọn gói dịch vụ với các nội dung công việc nêu trên hoặc yêu cầu cung cấp một phần dịch vụ hoặc điều chỉnh gói dịch vụ theo nhu cầu.
Chúng tôi cam kết đem đến cho Qúy khách sự hỗ trợ tận tình, chu đáo, uy tín với một mức giá dịch vụ hết sức hợp lý trên tiêu chí: “Sự hài lòng của quý khách là động lực làm việc của chúng tôi”.
Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho Quý khách hàng.
Trân trọng !
Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Thắng (Điện thoại: 0358.814.050)